Dẫn dắt việc thảo luận về một câu chuyện

Chuỗi câu hỏi được sử dụng trong:

  • học Kinh thánh theo nhóm
  • nhóm thanh niên
  • nhóm phi tín hữu dước gốc cây hay trong quán cà-phê
  • với cá nhân (xem cách thay đổi cho thích hợp dưới đây tùy theo bối cảnh khác nhau).

Điều giải viên: vai trò của bạn chỉ nhầm bảo đảm mọi việc tiến hành bình thường, không thực sự dẫn dắt nhóm. Tìm ra phương cách đơn giản sao cho mọi người trong nhóm đọc và dẩn một câu hỏi.

Chỉ dẫn dành cho nhóm: nói, “chúng ta sắp sửa trả lời sáu câu hỏi”.”

  • Chúng ta dùng phương pháp X để chọn ra ai sẽ trả lời câu hỏi
  • quy tắc là mỗi người đều trả lời bằng một hay hai câu
  • bốn câu hỏi đầu tiên bạn không thể trả lời giống như người khác
  • Nếu bạn nghĩ đến vài câu trả lời có thể có được cho một câu hỏi hoặc có vài điều để chia sẽ, hãy thử nói đây là điều có ích lợi nhất cho nhóm mà bạn nghĩ đến. Mục đích là khích lệ và thách thức người khác đừng làm những gì mà chì tiện nhất cho bản thân.

Phương pháp câu hỏi có khả năng có:

  1. Chỉ in ra một bản liệt kê các câu hỏi tên một tờ giấy và trao từ tay một thành viên trong nhóm –ến một thành viên khác và mỗi người hỏi một câu hỏi. Nếu họ chậm trả lời thì hãy khuyến khích người đọc câu hỏi nhắc lại câu hỏi một cách nhẹ nhàng hoặc hỏi những người khác nghĩ gì? Tránh đừng để người ta vào tình thế khó xử. Chúng tôi in tpng câu hỏi và đánh dấu trên tờ thẻ tên màu. Chúng ta lật ngược tờ thẻ tên và mỗi người nhận một thẻ rồi hỏi theo thứ tự số ghi trên thẻ.
  2. Hỏi xem ai chịu làm người tình nguyện đầu tiên rồi sau đó người trao câu hỏi đến người bị chọn.
  3. Người ta tự chọn một số, đọc câu hỏi theo số.
  4. Quay cái chai, chai chỉ vào ai người đó đọc câu hỏi hoặc thử xem có sáng kiến nào khác.

Chì sử dụng phương pháp 3 hay 4 trong bối cảnh không mê tín. Chúng ta đừng để họ nghĩ ngợi là Chúa chọn họ dẫn câu hỏi.

  1. Bối cảnh truyển khẩu – nói lớn ra câu hỏi và yêu cầu ai đó hướng dẫn. Khoảng hai hay ba tuần sau họ sẽ nghi nhớ các câu hỏi.

Điềi giải viên: nếu ai đó trong nhóm nói điều gì mà bạn nghĩ là rất lạ thì hãy hỏi dịu dàng bạn có điều đó từ đâu ra trong câu chuyện? Hoặc những người khác nghĩ sao?

Các câu hỏi học Kinh thánh

Tôi sẽ giải thích trong phần in nghiêng vì sao từng câu hỏi được hỏi theo kiểu ấy.

  1. Bạn thích gì về câu chuyện này? Tại sao?

Câu hỏi này:

  • không có câu trải lời nào là sai, như vậy họ sẽ thoải mái
  • chuyển sự thảo luận theo hướng tích cực và tránh xa chiều hướng ai đó nhắm vào sự tiêu cực
  • giúp đỡ họ ý thức được về cảm nhận của họ về câu chuyện. Thỉnh thoảng họ nói, “Tôi không thich gì hết về câu cuyện.” Đây cũng là điều hữu ích để biết rằng họ “thấy” gì
  • tạo ra một cơ hội “kết cục mở” để khám phá Thánh linh đang chạm vào từng đởi sống cá nhân khi liên quan đến câu chuyện này.
  1. Câu hỏi nào mà người ta sẽ có thể đưa ra về câu chuyện này?

Ban đầu câu hỏi 4 có hiệu quả tốt hơn câu hỏi 2. Chúng tôi phát hiện nếu họ có thắc mắc thì không thể tập trung vào bất cứ việc gì cho đến khi họ bị hỏi. Như vậy có nghĩa là họ đang bàn về Đức Chúa Trời ngay trước khi ứng dụng mà dường như sẽ lướt chảy vào câu hỏi 5 một cách trơn tru.

Đây là lãnh vực mà tôi học được nhiều điều gần đây. Đó là mọi nười có thể nêu nhiều câu hỏi mà BẠN KHÔNG CẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀO. Bài viết này giải thích lý do. Nghe có vẻ lạ tai nhưng hãy làm thử. Khi chúng ta trả lời các câu hỏi chúng ta thường khép lại quá trình học hỏi. Không trả lời có nghĩa là người ta tiếp tục nghĩ về những điều quan trọng.

Câu hỏi này cũng giúp họ biết rằng bất cứ câu hỏi nào đều hay. Một số câu hỏi cõ lẽ là, “Tôi thắc mắc tại sao người ta làm con tàu Nô-ê?” hay “người ta ăn chay trước thời Nô-ê?” nhưng ai đó lại nghĩ, “Đồng hành với Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?”

  1. Chúng ta có thể học được điều gì về con người thông qua các nhân vật trong câu chuyện này? (Thỉnh thoảng tôi hỏi, người đó có những lựa chọn nào? Chúng ta học được gì về thông qua sự lựa chọn của họ?)

Nếu có nhiều nhân vật trong câu chuyện bạn có thể gộp các nhân nhân vật theo từng nhóm để rồi bạn có thể hỏi, “Chúng ta học được gì thông qua các thầy tế lễ, đám đông, các môn đồ?”

  1. Chúng ta học được gì về Đức Chúa Trời/Chúa Giê-su qua câu chuyện này?

Nếu câu chuyện liên quan đến cả hai hoặc thậm chí liên quan đến cả Đức Thánh linh, bạn có thể đặt câu hỏi tách riêng, “Chúng ta học được gì về Đức Chúa Trời?”, “Chúng ta học được gì về Chúa Giê-su?”, “Chúng ta học được gì về Đức Thánh linh?” Chỉ hỏi về ngôi (person) của Đức Chúa Trời ba ngôi là ai trong câu chuyện này.

  1. 5. Tuần này, bạn muốn thay đổi gì trong đời sống qua câu chuyện này? Nêu lên câu trả lời của bạn dưới hình thức “tuần này tôi muốn …”

Chúng tôi thấy rằng câu hỏi này giúp người ta cụ thể và học lẽ thật đồng nghĩa với ứng dụng (chứ không chỉ bàn xuông). Câu hỏi này và câu hỏi tiếp nên phải cầu nguyện và tuần sau bạn nên hỏi, “Việc ứng dụng của bạn có tiến bộ gì mà bạn kể trong tuần rồi và bạn đã chia sẽ câu chuyện của mình chưa?” Điều này làm tăng tính trách nhiệm giải trình trong nhóm và làm cho nhóm khởi động một cách tự nhiên.

  1. Ai khác cần nghe câu chuyện?

Chúng ta muốn người ta làm quen với ý tưởng rằng các câu chuyện chỉ mang ý nghĩa khi được truyền rao mà không chỉ là học xuông thôi. Với hai câu hỏi cuối chúng ta bảo. “Vâng phục Đức Chúa Trời và truyền lại Lời Ngài cho người khác là điều bình thường.”

Cầu nguyện theo từng cặp: rước tiên ca ngợi Đức Chúa Trời về những gì bađn đã học qua câu chuyện, sau đó cầu nguyện cho những điều mà bạn muốn áp dụng, và cầu nguyện cho người mà bạn muốn kể chuyện.

Với những người chưa phải là Cơ đốc nhân thì ta không cần thiết cầu nguyện ngay từ đầu hoặc đề nghị họ cầu nguyện. Tôi quyết định như vậy sau khi cầu nguyện sự hướng dẫn của Chúavà trên cơ sở từng trường hợp một. Thông thường chúng ta tìm thấy họ bảo chúng ta cầu nguyện khi họ đã sẵn sàng vì họ yêu cầu chúng ta dạy họ cầu nguyện.

Tuần sau: nêu hai câu hỏi mang tính trách nhiệm giải trình và bạn đem sự học hỏi vào thực hành như thế nào? Bạn có cơ hội đê kể chuyện của mình không?

Gần đây những ai tự xưng là tín đồ tôi sẽ không tiếp tục bài tiếp theo cho đến khi họ đá ứng dụng và kể chuyện cho người khác! Đó là, tôi không sẵn lòng dạy họ khi họ đồng ý nhưng không vâng phục! Cho nên chúng tôi lặp lại bài học (thường khác đi một chút) cho đến khi họ vâng phục.

Tôi không thúc ép phi tín hữu kể chuyện nhưng tiếp tục hỏi cách êm dịu và hy vọng ai đó khởi đầu, kinh nghiệm và sự sốt sắng của họ sẽ khích lệ những người còn lại.

Vài điều giải viên không muốn tiếp tục với câu chuyện tiếp cho tới khi mọi người đã chia sẽ câu chuyện đầu tiên. Theo suy nghĩ của những điều giải viên này, nếu chúng ta gợi ý rằng vâng phục và chia sẽ chỉ là phần phụ trội ‘tùy ý hoặc lựa chọn không bất buộc’ thì sẽ vô bổ. Họ dùng áp lực cùng lứa để giúp người ta bắt đầu chia sẽ vì mọi người biết rằng họ không thể tấn tới với câu chuyện mới trừ phi họ chia sẽ câu chuyện trước đó và họ không muốn làm đình trệ cả nhóm. Hãy câu nguyện cho sự tiếp cận tốt nhất.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *