Thông lãm Kinh thánh bằng 8 (hay 9) câu chuyện

Trong những năm gần đây chúng ta sử dụng một bộ gồm 15 câu chuyện. Chúng ta bị thách thức phải cắt giảm xuống còn 8 câu chuyện. Vì sao?

Bởi vì:

  • Nó dễ dàng điều hành hơn nhiều cho người kể chuyện khi học câu chuyện. Đó là, họ tin rằng có thể học 8 câu chuyện thì dễ hơn là học 15 câu chuyện. Cho nên việc kể chuyện thì dễ nhân lên hơn.
  • 8 câu chuyện thì được chia sẽ trong một lần nếu cần (tôi thường như vậy trên máy bay hay trên xe buýt)
  • kể một chuyện trong một tuần thì toàn bộ câu chuyện hoàn tất trong hai tháng.

Cho nên chúng tôi thường tự hỏi, nếu chúng ta chỉ chọn 8 câu chuyện thì phải chọn câu chuyện nào? Và sau đây là đại cương 8 câu chuyện ấy.

Cựu ước

  1. Sáng thế ký 3:1-15
  2. Sáng thế ký 16:2-10
  3. Xuất Ê-díp-tô 9:13-28
  4. Xuất Ê-díp-tô 12:29-33

Tân ước

  1. Mác 2:1-12
  2. Giăng 11:32-44
  3. Lu-ca 23: 32-47
  4. Lu-ca 24:36-52

Dẫn nhập

Mỗi câu chuyện đòi hỏi lời dẫn nhập, bao gồm:

  • Bối cảnh – thời gian thật, địa điểm thật, con người thật,. Chẳng hạn – “Áp-ra-ham là người đàn ông sống cách đây 4000 năm tại một nơi gọi là Babylôn. Ngày nay, đó là một thành phố thuộc I-rắc hôm nay”
  • Giải thích từ ngữ đặc biệt như: vua Pharisi, ngày Sa-bát, nhà hội.
  • Liên kết nó với câu chuyện trước. Tôi làm iều này theo cách như vậy khi tôi nói, “Ađam có nhiều con cái và con cái của họ lại có con cái và nhiều thế hệ qua đi. Một ngày nọ, 4000 năm trước đây, có một người đàn ông tên là Áp-ra-ham…”
  • Thỉnh thoảng sử dụng một câu hỏi để thu hút người ta lắng nghe. Chẳng hạn, “Vì saocó nhiểu nỗi đau và bất hạnh trên thế gian này?”

Tân ước

Chúng ta bắt đầu từ những câu chuyện Tân ước vì chúng ta biết rằng hai điều sau cùng là rất quan trọng.

  • Sự đóng đinh Chúa (Lu-ca 23:32-47)
  • Sự phục sinh của Chúa (Lu-ca 24:36-51)

Sau đó chúng tôi phải chọn ra hai câu chuyện từ sáu câu chuyện (Giáng sinh + năm câu chuyện về phép lạ).

Cuối cùng chúng tôi chọn:

  • Mác 2:1-12 (thẩm quyền chữa bệnh và tha thứ tội lỗi)
  • Giăng 11: 32-44 (Lazarơ sống lại từ cõi chết: thẩm quyền trên sự chết, người này là ai vậy?)

Gần đây chúng tôi thỉnh thoảng thêm trở lại trong câu chuyện Giáng sinh. Đó là ba phân đoạn chính trong câu chuyện này và cuối cùng chúng tôi chọn Lu-ca 2:6-18.

Cựu ước

Chúng tôi thấy khó khăn hơn khi chọn bốn câu chuyện từ Cựu ước. Cuối cùng chúng tôi nhất trí với:

  • Nổi loạn (Sáng thế 3:1-15), chúng tôi có thể tóm tắt câu chuyện ‘Dựng nên trời đât muôn loài’ như là lời dẫn nhập
  • Áp-ra-ham và A-ga (Sáng thế 16:2-10, với lời dẫn nhập về phước lành từ Sáng thế ký 12:1-7). Có lẽ không dễ dàng gì khi nhận thấy chúng tôi chọn câu chuyện này nhưng đó là câu chuyện mà hầu hết mọi người đều liên quan như là “kịch quảng cáo” (soap opera) và chúng tôi thấy người ta thực sự bắt đầu chú tâm sau câu chuyện này. Câu chuyện này cũng quan trọng bởi vì Áp-ra-ham đang cố gắng nhận phước lành bằng cách riêng của họ mà không chờ đợi đúng thời khắc (timing) của Đức Chúa Trời.

Nó cũng cho phép chúng ta dễ dàng khi nói, “câu chuyện này gồm nhiều phần. Đây là tập sách nhỏ giúp bạn đọc nhiều hơn về câu chuyện của Áp-ra-ham.” (Hoặc bạn có thể đặt cái gạt sách vào Sáng thế ký chương 12-24 trong Kinh thánh hay phô-tô-copi phân đoạn ấy).

Có hai lý do chúng tôi không chọn câu chuyện “Dâng của lễ thiêu bằng Y-sác” (Sáng thế ký 22:1-19). Thứ nhất, nếu chúng ta chỉ làm như vậy sẽ phải cần một lời dẫn nhập dài. Câu chuyện này chỉ trình bày một mình nó sẽ biến Áp-ra-ham thành siêu anh hùng tin cậy Đức Chúa Trời trong khi trên thực tế ông ta vấp phải ba thất bại nặng nề (Sáng thế ký 12 +16 + cng nghi ngờ Sa-rai sẽ có con không và cười nhạo ý tường đó – Sáng thế ký 17:17). Chúng ta cũng sẽ có khá nhiều người bản xứ sốc về câu chuyện này (một Đức Chúa Trời khủng khiếp khi đòi hỏi Áp-ra-ham dâng con trai làm của lễ thiêu) rồi họ không nghe chịu tiếp nữa.

  • Nạn dịch Mưa đá lớn (Xuất Ê-díp-tô 9:13-28). Đây cũng là câu chuyện “hai lối sống” mà người ta có thể tránh nạn dịch và một ít người Ai-cập đã thật sự làm. Đó là câu chuyện ít đối chất hơn so với câu chuyện Nô-ê.

Phân đoạn từ câu 13-16 thì khó học vì nó lặp lại nhưng sự lặp lại thì hơi hoàn toàn khác.

Nếu người ta chật vật qúa nhiều để học câu 13-16 bạn có thể tóm tắt giản đơn và đức những câu ấy vào phần dẫn nhập của bạn. Thế thì câu chuyện sẽ được học từ câu 16 hoặc 17 đến câu 28.

  • Lễ Vượt qua (Xuất Ê-díp-tô 12:29-33), luôn được ghi nhớ rành rành bởi vì truyền thống người Việt về phước lành màu đỏ trên khung cửa. Kinh thánh cũng coi điều này là “sự cứu rỗi” trong câu chuyện Cựu ước và có nhiều mối liên hệ giữa “sự chết” của Chúa Giê-su như là con Chiên lễ Vượt qua.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *